châu Âu Thời_đại_đồ_sắt

Công việc luyện sắt đã được giới thiệu vào châu Âu vào khoảng năm 1000 TCN, có lẽ từ Tiểu Á và lan tỏa chậm chạp về phía bắc và phía tây trong vòng khoảng 500 năm.

Đông Âu

Dấu hiệu sớm nhất trong thiên niên kỷ 1 TCN về thời đại đồ sắt là tại Đông Âu. Trên các thảo nguyên ven Hắc Hảibiển Caspi cũng như khu vực Kavkaz, thời đại đồ sắt bắt đầu với các nền văn hóa Koban, Chernogorovka và Novocherkassk từ khoảng năm 900 TCN. Vào khoảng năm 800 TCN, nó đã lan tỏa tới Hallstatt C thông qua cái được coi là sự di cư "Thrace-Cimmeria".

Cùng với các nền văn hóa Chernogorovka và Novocherkassk, trên lãnh thổ của các nước NgaUcraina cổ thì thời đại đồ sắt ở mức độ đáng kể gắn liền với người Scythia, những người đã phát triển nền văn hóa đồ sắt từ thế kỷ 7 TCN. Phần lớn các dấu tích còn lại trong sản xuất đồ sắt và công nghiệp luyện kim đen của họ có từ thế kỷ 5 TCN tới thế kỷ 3 TCN đã được tìm thấy gần NikopolKamenskoe Gorodishche, được coi là khu vực luyện kim chuyên môn hóa của người Scythia cổ đại [12][13].

Từ nền văn hóa Hallstatt, thời đại đồ sắt đã lan tỏa về phía tây với sự bành trướng của người Celt từ thế kỷ 6 TCN. Tại Ba Lan, thời đại đồ sắt đến vào cuối văn hóa Lusatia trong khoảng thế kỷ 6 TCN, tiếp theo trong một số khu vực của nền văn hóa Pomerania.

Các quy kết sắc tộc của nhiều nền văn hóa thời đại đồ sắt đã bị tranh cãi mạnh, do nguồn gốc của người Đức, người Baltngười Slav đều được tìm thấy trong khu vực này.

Trung Âu

Tại Trung Âu, thời đại đồ sắt nói chung được chia ra thành thời đại đồ sắt sớm của nền văn hóa Hallstatt (HaC và HaD, 800 TCN-450 TCN) và thời đại đồ sắt muộn của nền văn hóa La Tène (bắt đầu khoảng 450 TCN). Thời đại đồ sắt kết thúc với sự xâm lăng của người La Mã.

Ý

Tại Ý, thời đại đồ sắt có lẽ đã được nền văn hóa Villanova đưa vào, nhưng nền văn hóa này lại được coi là nền văn hóa thời đại đồ đồng, trong khi nền văn minh Etrusci kế tiếp lại được coi như là một phần của thời đại đồ sắt thật sự. Thời đại đồ sắt Etrusci sau đó đã kết thúc với sự nổi lên và xâm lăng của Cộng hòa La Mã, đã xâm chiến thành phố cuối cùng của Etrusci là Velzna vào năm 265 TCN.

Quần đảo Anh

Tại khu vực quần đảo Anh, thời đại đồ sắt kéo dài từ khoảng thế kỷ 5 TCN cho tới khi người La Mã xâm chiếm và kéo dài tới tận thế kỷ 5 tại các khu vực không bị La Mã hóa. Các công trình phòng thủ có niên đại từ thời kỳ này thường là rất ấn tượng, ví dụ các nhà đá hình tháp tròn tại miền bắc Scotland và các pháo đài trên đồi rải rác trên toàn bộ quần đảo.

Bắc Âu

Thời đại đồ sắt được chia thành Thời đại đồ sắt tiền La MãThời đại đồ sắt La Mã. Nó diẽn ra theo sự di cư của con người. Miền bắc ĐứcĐan Mạch đã chủ yếu là nền văn hóa Jastorf, trong khi nền văn hóa của nửa miền nam bán đảo Scandinavia đã chủ yếu là những gì rất giống với thời đại đồ sắt Gregan.

Sản xuất sắt thời kỳ đầu tại Scandinavia thông thường có liên quan tới việc thu lượm sắt đầm lầy. Bán đảo Scandinavia, Phần LanEstonia có sản xuất sắt ở quy mô nhỏ từ rất sớm, nhưng việc xác định niên đại xa hơn nữa thì hiện tại là không thể. Nó dao động trong khoảng từ 3000 TCN-1000. Điều này gắn liền với phần phi-Đức của Scandinavia. Công việc chế biến kim loại và đồ sứ amiăng-gốm ở một mức độ nào đó là đồng thời tại Scandinavia do khả năng của đồ sứ trong việc chống và giữ lại nhiệt. Quặng sắt được sử dụng được cho là cát sắt (như đất đỏ), do hàm lượng phốtpho cao của nó có thể được nhận ra trong xỉ. Chúng đôi khi được tìm thấy cùng với các rìu sứ amiăng thuộc về nền văn hóa Ananjino. Sứ amiăng-gốm vẫn là một bí ẩn, do có các bình, chậu, chai, lọ đoạn nhiệt khác mà chưa rõ dùng làm gì.